Phòng khám đa khoa Phượng Đỏ

Nhập số điện thoại của bạn, Bác Sĩ sẽ gọi lại

Mọi Thông Tin Hoàn Toàn Bảo Mật

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Ngày đăng: Thứ Năm, 20/06/2017 03:06

  Theo một thống kê cho thấy khoảng 10% trẻ em Việt Nam bị chít hẹp bao quy đầu. Vì vậy bậc cha mẹ cần có kiến thức y tế nhất định về hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em để nhận biết sớm nhất tình trạng của con mình, và có hướng xử lý kịp thời, phù hợp nhất.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em

  Khi mới sinh, đa số trẻ có tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý đó là sự dính tự nhiên giữa bao và quy đầu nhưng không cản trở đến việc đi tiểu của trẻ. Đến 3-4 tuổi khi dương vật lớn dần lên, lớp bề mặt da (gọi là thượng bì) bong ra, giúp bao tách dần khỏi quy đầu. Với trường hợp trẻ vẫn không lộ quy đầu và kèm theo những triệu chứng sau thì khả năng cao đã mắc chứng hẹp bao quy đầu.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em

   Trẻ tiểu khó, phải rặn làm phồng bao quy đầu.

   Thường quấy khóc và đỏ mặt vì rặn mỗi khi đi tiểu, do lỗ tiểu bị chít hẹp cản trở sự bài xuất nước tiểu.

   Tia tiểu bắn xa hoặc tạt ngang.

   Lượng nước tiểu rất ít.

   Bao quy đầu của trẻ thường xuyên tấy đỏ và ngứa ngáy.

   Nước tiểu rất đục và hôi.

   Da bao quy đầu bó khít, ôm chặt lấy phần quy đầu. Khi đi tiểu dương vật căng hơn gây khó chịu trẻ cố tuột lớp da này xuống và cảm thấy đau đớn.

  Lưu ý: trẻ em có bao quy đầu dài và trùm kín quy đầu nhưng không có các triệu chứng trên thì đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Vì đến tuổi dậy thì, do các biến đổi của hệ thống nội tiết, dương vật phát triển nhanh, to và dài ra làm cho bao quy đầu tự lộn ra ngoài.

Khi phát hiện trẻ bị hẹp bao quy đầu cần phải làm gì?

  Nếu thấy trẻ bị bí tiểu, khi tiểu thì khóc và bao quy đầu căng phồng như bong bóng khi đó bố mẹ cần đưa đến bác sĩ khám ngay. Tùy vào lứa tuổi và mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Hiện nay, hẹp bao quy đầu ở trẻ được điều trị theo cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa.

Khi bé bị bí tiểu, đi tiểu khóc thì bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ khám ngay

   Khi trẻ 3 – 4 tuổi: thường dùng bôi kem trong khoảng 4-6 tuần thì bao quy đầu bong ra, tuột xuống.

   Khi trẻ 5 tuổi trở lên, nếu việc dùng thuốc không có tác dụng thì cần phải cho trẻ đi cắt bao quy đầu. Có nhiều cách cắt bao quy đầu khác nhau, các bậc phụ huynh có thể thảo luận trước với bác sĩ nam giới để lựa chọn phương pháp tốt nhất cho bé.

  Lời khuyên: Các chuyên gia khuyên rằng khi thấy dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục con mình, bậc cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh lý nam giới uy tín, chất lượng tốt như Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ để tiến hành thăm khám, điều trị càng sớm càng tốt.

  Đa Khoa Phượng Đỏ luôn lấy đạo đức nghề y làm mục tiêu để phấn đấu hàng đầu. Chúng tôi nỗ lực hết mình giúp bệnh nhân khỏi bệnh và xem đó là niềm hạnh phúc lớn lao. Vì lẽ đó, phòng khám cam kết không tồn tại hiện trạng “chặt chém” phí điều trị với bệnh nhân. Mức phí điều trị luôn đảm bảo tiết kiệm nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế. Ngoài ra, bệnh nhân còn được chăm sóc ân cần, chu đáo bởi đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, bác sĩ chuyên môn sâu, dày dặn kinh nghiệm.

  Nếu còn thắc mắc gì về hẹp bao quy đầu ở trẻ hay bệnh lý nam giới nào khác, bậc phụ huynh cứ mạnh dạn liên lạc với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi để được hướng dẫn cách chữa trị và phòng ngừa bệnh cụ thể. Hãy click vào mục tư vấn hoặc gọi đến đường dây nóng (0225) 8831 239 chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, giải đáp mọi câu hỏi của bạn.